SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
Kết nối
Tạo quyền
Lựa chọn
Hành động
Giải pháp
   Quản trị minh bạch
Quản trị minh bạch
Về tư duy BỎ Quy hoạch và KHSD Đất cấp xã tại Điều 36 Luật đất đai số 45 năm 2013 và tiếp tục lặp lại tại Điều 38. Bản thảo và tờ trình Chính phủ về sửa đổi tháng 7 năm 2022.
BỎ ĐIỀU 25. Điểm 4 và 5. Quy hoạch (QH) và Kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) cấp xã đến từng thửa đất tại Luật Đất đai số 13/2003/QH11 và thay vào Điều 36 Luật Đất đai số 45/2013/QH13, hiện tại là Điều 38 Dự thảo sửa đổi 2013 tại các địa phương đã xảy ra những bất cập sau đây:
  1. Đặt Đỉnh núi Lùng Sui ra sau lưng nhà UBND xã Lùng Sui (cấp xã không là một pháp nhân quy hoạch trong hệ thống QH và KHSDĐ của Luật Đất đai 2013). Tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, Viện SPERI đã khắc phục tình trạng này trong Chương trình hợp tác nghiên cứu với UBND Huyện Si Ma Cai và Chi cục Kiểm Lâm Lào Cai năm 2013-2015;
     
  2. Lấn chiếm 7 ha rừng tín ngưỡng có tên gọi là Nhoi Hóc và Tang Bia  thuộc bản PỎM OM, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong (được Già làng Hà Văn Tuyên - thuộc mạng lưới Luật tục trong phụng dưỡng và đồng quản trị Rừng Cộng đồng phát hiện ra trong chương trình hợp tác Giao đất Giao rừng (GĐGR) cộng đồng của Viện SPERI và UBND huyện Quế Phong năm 2013-2015). Nguyên nhân do thiếu tôn trọng QH-KHSDĐ cấp xã, Tổng đội thanh niên xung phong đã chuyển đổi sang Nông trường cao su Quế Phong thuộc Tổng Công ty cao su Nghệ An và UBND tỉnh Nghệ An gây ra;
     
  3. Lốm 36,4 ha rừng tín ngưỡng của bà con Hre thuộc làng Vi Klâng 2, xã Pờ Ê nghiễm nhiên trở thành rừng cộng đồng thuộc làng Vi KTàu, xã Pờ Ê, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum (do chương trình hợp tác WK10 của chính phủ Đức – làm quan liêu). Nội dung trên được phát hiện bởi chương trình hợp tác nghiên cứu, bảo tồn, phát triển và đồng quản trị Hệ sinh thái rừng liên Làng trên cơ sở lồng ghép Luật tục và Luật Lâm nghiệp do Viện CODE, Viện CENDI  đồng thực hiện tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum  giai đoạn 2013-2021;
     
  4. Chồng chéo và chồng lấn giữa rừng tín ngưỡng, rừng truyền thống bảo vệ nguồn nước của 5 làng: Làng Tu Rằng, Tu Ma, Kon Chênh, Kon Kum và Kon Năng thuộc xã Măng Cành do thiếu chức năng QH và KHSDĐ cấp xã tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13; Số diện tích chồng lấn, chồng chéo lên tới hàng trăm ha; đặc biệt  là sự nhầm lẫn tên gọi giữa Đất Lâm nghiệp (đất có rừng, đất không có rừng) và Đất rẫy của đồng bào trong văn bản và tại hiện trường ở ma trận này, đặc biệt là từ khi có QĐ 298/TTg-2013 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành: huyện Kon Plông trở thành huyện du lịch sinh thái (nhưng trống vắng nền tảng VĂN HÓA tại quyết định này!). Được phát hiện bởi chương trình kiểm toán rừng do các già làng  và thanh niên nòng cốt tại 5 làng xã Măng Cành phát hiện năm 2019-2020-2021-2022 với sự vào cuộc của đồng chí Chủ tịch UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
     
  5. Chuyển đổi QH-KHSDĐ với gần 2000 ha rừng tự nhiên giàu và trung bình thành ĐẤT Nông nghiệp trồng cây lâu năm năm 2018 (ngay sau khi có thông báo của Thủ tướng Chính phủ nghiêm cấm chuyển đổi rừng tự nhiên vùng Tây Nguyên) đã gây ra nhiều bất cập đối với chiến lược ưu tiên của Đảng và Chính phủ về đất ở và đất sản xuất cho Đồng bào! Tại sao? Vì phần lớn diện tích chuyển đổi này được giao cho các công ty và tập đoàn. Một số tập đoàn, công ty sau khi nhận đất sạch, lập luận chứng đầu tư, sau đó chuyển nhượng (kiếm lợi trên công sản của toàn dân)! Phát hiện từ chương trình hợp tác nghiên cứu minh triết, hiểu biết và văn hóa làng của Viện CODE và Viện CENDI. Được biết, UBND huyện Kon Plông đã có tờ trình tỉnh Kon Tum từ tháng 3 năm 2021 đến tận tháng 4 năm 2022 mới phúc đáp về chuyển đổi QH và tháng 7 năm 2022 mới có phúc đáp về KHSDĐ. Chương trình đã chậm trễ gẫn 01 năm chưa hoàn thành cam kết với UBND huyện, UBND tỉnh, Liên hiệp hội Kon Tum về GĐGR cho cộng đồng 5 làng xã Măng Cành, huyện Kon Plông!
     
  6. Lấn hàng chục ha thung lũng/Ruộng thiêng thuộc ranh giới giữa xã Măng Cành và Đăk  Tăng (thôn Tu Ma -  thôn Tu Rằng) do dự án Thủy điện Thượng Kon Tum gây ra. Tình trạng này, đến bây giờ bà con đồng bào vẫn rất bức xúc. Phát hiện bất cập do hợp tác nghiên cứu và ứng dụng triển khai GĐGR cho cộng đồng 5 làng Kon Chênh, Kon Kum, Tu Ma, Tu Rằng và Kon Năng thuộc Viện CODE và Viện CENDI cùng UBND Huyện Kon Plông thực hiện;
     
  7. Bỏ chức năng pháp định về QH-KHSDĐ cấp xã của Luật Đất đai 2013 do ông Nguyễn Sinh Hùng ký quan liêu, đã gây nên tình trạng tái định cư, đền bù, giải phóng mặt bằng giữa các làng bị ngập với các làng nhận nạn nhân thuộc làng đã bị ngập dưới lòng hồ có những vướng mắc dẫn đến các xung đột, mà vốn dĩ bà con đồng bào có nền tảng văn hóa lá rách lá lành đùm bọc lẫn nhau tại xã Đăk Nên do Thủy Điện Đăk Ring gây ra (mà chủ đầu tư là PETRO Vietnam) đã gần 10 năm nhưng đến nay vẫn chưa xử lý dứt điểm, bà con vẫn mong ngóng từng ngày do thiếu đất sản xuất! Còn vô số điểm khác trên toàn Quốc gia!
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Quý vị và mong được cấp lãnh đạo và các nhà làm Luật lưu tâm tới các diễn tiến nghiêm trọng này do: 1) Bỏ Quy Hoạch – Kế Hoạch Sử Dụng Đất cấp xã tại Điều 38 sửa đổi, 2) vẫn giữ nguyên vẹn Điều 160. Đất tín ngưỡng. Luật đất đai số 45/2013/QH13, mà chưa đưa ra khái niệm đúng của hệ giá trị về đất tín ngưỡng của hơn 14 triệu đồng bào dân tộc thiểu số tại Điều 179 Luật Đất đai (sửa đổi) lần này. Hai Điều đề cập tại đây là  Điểm tựa, là Chỗ dựa vững chắc của: 1) Nhân dân là chủ sở hữu tài nguyên đất; 2) Nhân dân là chủ nhân của Nhà nước; 3) Dân chủ đích thực trên từng thửa đất đã được QH khóa XI phê chuẩn  tại Điều 25. Điểm 4 và Điểm 5 “QH-KHSDĐ cấp xã đến từng thửa đất” Luật Đất đai số 13/2003/QH11./.
                                                                      Hà Nội, Ngày 18 tháng 08 năm 2022
                                                                      Chịu trách nhiệm về nguồn thông tin
                                                                                                                               
 
                                                   
                                                                                    Trần Thị Lành

Tải về để xem chi tiết!
In trang Tải về Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
EXECUTIVE SUMMARY FOR EVALUATION OF THE CONTINUED PROPOSAL ON MECO-ECOTRA 2013-2014 (07/08/2014)
Những thông tin cần thiết cho những ai muốn trải nghiệm tại HEPA (05/01/2018)
Những Điều và Điểm góp ý bổ sung Luật Lâm nghiệp của Liên minh LISO được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2017. (28/02/2018)
Hội thảo đào tạo Thiết kế Hệ thống Nông nghiệp Sinh thái và Thực hành Sử dụng Năng lượng Mặt trời từ 20 đến 30 tháng 7 năm 2018 ở HEPA (22/06/2018)
Qui Hoạch Hệ thống Canh tác Nương tựa Ngôi nhà Sinh thái - Nguyên tắc Thiết kế chi tiết (03/08/2018)
TỌA ĐÀM: XÂY DỰNG LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO DỰ ÁN BA ĐẶC KHU KINH TẾ (03/08/2018)
Phản biện Dự Luật ba Đặc khu 6.6.2018 gửi BỘ CHÍNH TRỊ và QH 14 (16/08/2018)
Đề nghị hủy dự án ba đặc khu hành chính Kinh tế ! (16/08/2018)
Trái đất ăm ắp AI - Trí tuệ nhân tạo (17/02/2019)
Quy chuẩn đạo đức trong công việc của Liên minh Liso (05/09/2019)
Tổng hợp 17 Điều do Liên minh LISO tư vấn góp ý kiến đã được chấp nhận trong Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14 (29/10/2019)
Khóa thực thành cơ bản về phương thức canh tác Sinh thái (June 10th – 14th, 2020) (05/06/2020)
Tọa đàm Nông nghiệp Sinh thái của Mạng lưới Nông dân nòng cốt giữa các tỉnh Cao Bằng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum (10/10/2020)
TỌA ĐÀM ''Hệ Sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng. Bảo tồn Nông nghiệp Sinh thái - Phát triển chiến lược giàu hóa dược liệu dưới tán rừng. 28.10.2021. Kon PLong (24/10/2021)
Sinh kế Sinh thái Bền vững và Chủ quyền Lương thực (25/10/2021)
Xem tiếp
Online: 2
Tổng truy cập: 1155072
Tin nổi bật
Videos
10-28-2021 - 03:10:44
Xem thêm
Kết nối Tạo quyền Lựa chọn Hành động Giải pháp Quản trị minh bạch