Tổng quan chung:
Phương pháp luận tiếp cận cộng đồng trong Giao Đất Giao rừng tại nhiều địa phương nơi bà con dân tộc thiểu số sinh sống do Liên minh LISO – các tổ chức tiền thân là TEW/CHESH/CIRD đã, đang và sẽ tiếp tục sứ mệnh từ những năm 1990s của thế kỷ 20 tới nay đã trên dưới 25 năm tuổi. Xem đường
link để hiểu chi tiết hơn lịch sử của phương pháp luận tiếp cận cộng đồng các tộc người thiểu số.
Những cố gắng và nỗ lực không ngừng, không nghỉ của Liên minh LISO về sứ mệnh góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên các lưu vực phòng hộ đầu nguồn xung yếu của Quốc gia Việt nam và Lào trong hơn 25 năm quan thông qua chiến lược Giao Đất Giao rừng dựa vào Cộng đồng đã được tổng hợp và xuất bản trên nhiều dạng tài liệu. Tham khảo chi tiết tại:
http://cendiglobal.org/336-why-rights-to-livelihood-of-indigenous-ethnic-communities-in-the-mekong-region-matter.html.
http://cendiglobal.org/331-from-community-forest-land-right-to-livelihood-sovereignty-and-wellbeing.html.
http://cendiglobal.org/335-spirit-forestland-custumary-law-and-indigenous-ethnic-minority-communities-in-viet-nam.html.
http://cendiglobal.org/334-nurturing-customary-based-wellbeing.html.
http://cendiglobal.org/332-livelihood-sovereignty-and-village-wellbeing.html
http://datrungcongdong.org/
Tư tưởng nền tảng và mục đích cuối cùng là giá trị cốt lõi về Chủ quyền Sinh kế của các tộc người trên minh triết Phụng dưỡng Thiên nhiên, được hiện thực hóa bằng chính sách ưu tiên của Nhà nước thông qua Luật Đất đai 2003. Điều 48. Điểm 3b và 3c. Điều 2. Điều 3. Điều 5. Điều 8. Điều 10. Điều 12. Điều 81, 83 và Điều 86. Luật Lâm nghiệp số 16/QH 14/2017, theo đó Liên minh LISO đã hiện thực hóa thông qua chương trình Giao Đất Giao rừng dựa vào cộng đồng với sự vào cuộc triệt để của Lãnh đạo các cấp từ địa phương tới trung ương ở các tỉnh miền núi Việt nam và tỉnh Luang Prabang, Lào. Chỉ tính riêng số diện tích rừng tín ngưỡng, rừng truyền thống bảo vệ nguồn nước dưới Quyền hợp pháp mang tên Cộng đồng/Buôn/Làng/Bản/ được Liên minh LISO tổng hợp đến ngày 16 tháng 11 năm 2020, đã có 43,620.58 hecta đất rừng trở về với 100 cộng đồng trên 07 tỉnh thành của cả Việt Nam và Lào. Trong tổng số nêu trên, tổng diện tích
đất rừng giao cho các cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum là cao nhất, xem bảng 1:
Bảng 1: Tổng diện tích đất rừng truyền thống đã giao các cộng đồng (LISO, 2021).
Tỉnh |
Tổng diện tích đã giao Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng mang tên Làng
(Đơn vị: ha) |
Tỉnh Lào Cai |
1,501.89 |
Tỉnh Lạng Sơn |
4,132.76 |
Tỉnh Nghệ An |
1.251.72 |
Tỉnh Hà Tĩnh |
285.40 |
Tỉnh Quảng Bình |
833.96 |
Tỉnh Kon Tum |
5,101.40 |
Tỉnh Luang Prabang, Lào |
30,513.00 |
Tổng |
43,620.58 |
Tải về để xem chi tiết!