Nông nghiệp Sinh thái là một thuật ngữ bao hàm hai khái niệm Canh tác nông nghiệp và Sinh thái.
Nông nghiệp Sinh thái là: 1) Quan điểm mang tính đạo đức, có tầm nhìn, hướng tới mối quan hệ hài hòa giữa canh tác nông nghiệp và hệ sinh thái; 2) chiến lược sáng suốt để duy trì đa dạng thiên nhiên và bản sắc cộng đồng thông qua tri thức và công nghệ địa phương; 3) thực hành sử dụng đất dựa vào quyền công bằng nhằm đạt được giải pháp cùng có lợi cho muôn loài sống trong hệ sinh thái không bị lạm dụng (một nền nông nghiệp tôn trọng giá trị vật chất, năng lượng và thông tin do hệ sinh thái mang lại); 4) phương thức canh tác có khả năng thích ứng để phụng dưỡng những đặc thù sinh thái độc đáo của mỗi cảnh quan một cách tự nhiên; 5) cách hàn gắn và duy trì bản sắc sinh kế và sự thanh thản liên thế hệ.
Tóm lại, Nông nghiệp Sinh thái (NNST) chú trọng thúc đẩy giá trị của sự Thanh thản Cộng đồng hơn giá trị của Sản xuất Cộng đồng. Các quy định và nguyên tắc được áp dụng trong NNST chủ yếu dựa trên nền tảng: 1) sản xuất quy mô nhỏ mang tính địa phương thay vì sản xuất quy mô lớn mang tính toàn cầu; 2) duy trì giống bản địa của địa phương bằng chính sự minh triết và công nghệ địa phương để người nông dân có thể tự cung tự cấp và tự chủ thay vì áp dụng các giống lai mới nhờ công nghệ biến đổi gen, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào thị trường; 3) làm giàu sản xuất nông nghiệp một cách sinh thái để phụng dưỡng đa dạng tự nhiên thay vì thúc đẩy sản xuất độc canh nhờ sử dụng hóa chất; 4) thúc đẩy kinh tế cộng đồng đoàn kết thay vì kinh tế TBCN mang tính toàn cầu; 5) sống hài hòa và bằng hữu với hệ sinh thái thay vì lạm dụng hệ sinh thái.
Như vậy, Nông nghiệp Sinh thái chú trọng sự minh triết và giá trị cuộc sống của người bản địa hơn là sự phát triển hiện đại theo hướng TBCN.
1. Khuyến khích và giàu hóa thực hành NNST với các tộc người bản địa
SPERI-CENDI đã dựa trên những giá trị của các tộc người bản địa trong “phụng dưỡng thiên nhiên” kể từ khi bắt đầu công việc phát triển cộng đồng những năm 1990.
Xóa nghèo cho các cộng đồng bản địa dựa trên triết lý “Phụng dưỡng thiên nhiên” hoàn toàn khác với cách tiếp cận “giảm nghèo” thông thường. Trong những năm 1980, khái niệm “giảm nghèo” bắt nguồn từ các nền kinh tế TBCN dựa vào thị trường của phương Tây đã xâm nhập vào các nước được gọi là “đang phát triển”. Khái niệm nghèo này được hiểu là “nghèo thu nhập” nhằm mục đích tăng khả năng kiếm thu nhập cao của người dân sống ở nông thôn bằng cách đẩy họ vào con đường làm thuê cho các nhà sản xuất để sản xuất ra hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn, phục vụ nền kinh tế TBCN trên phạm vi toàn cầu. Chiến lược “phát triển” này gắn liền với tình trạng tước đoạt đất đai quy mô lớn và phá hủy văn hóa truyền thống, cấu trúc xã hội và hoạt động thực hành tôn giáo của người bản địa.
Tải về để xem chi tiết! |