Bước 1. Khẳng định quyền hợp pháp chủ rừng, đất rừng làng theo Điều 86. Luật Lâm nghiệp số 16/QH14/2017;
Bước 2. Khẳng định luật tục của làng trong quản trị rừng làng;
Bước 3. Cắm mốc ranh giới truyền thống làng và dựng cổng tại rừng làng với bộ bản đồ chi tiết thể hiện nội dung luật làng và ranh giới lãnh thổ đã công nhận chủ quyền sử dụng và quản trị với một số cây mẹ tiên phong đã định vị trong bản đồ;
Bước 4. Toàn bộ thành viên của làng thực hiện cuộc kiểm toán rừng làng trên logic: rừng và các sinh linh từ rừng mang thuộc tính tài nguyên có hồn. Không kiểm toán trên logic coi rừng là thuộc tính tài sản và giá hóa tài sản theo mục tiêu kinh tế tiền mặt thiện cận;
Bước 5. Phân loại tài nguyên sau kiểm toán và đưa ra chiến lược bảo tồn, sử dụng và quản trị theo phong cách của Làng;
Bước 6. Tài liệu hóa qui trình kiểm toán và đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu để theo dõi, giám sát và đánh giá hàng năm/5 năm bằng công nghệ đo lường trữ lượng của các dạng tài nguyên trong rừng làng;
Bước 7. Chia sẽ kinh nghiệm, so sánh đối chứng giữa rừng làng và rừng của các chủ thể khác, rút bài học và truyền thông giáo dục mở rộng;
Bước 8. Định vị bản đồ và đo trữ lượng carbon làm cơ sở để mặc cả với phí môi trường rừng/carbon capital based bargaining power for grass-root people!
Bước 9. Tiếp cận với các khách hàng mua carbon để tạo nguồn thu, nâng cao thu nhập cho làng.