HEPA Huyền vi là khu ‘Bảo tồn Đa đạng Sinh học Đầu nguồn Sông Ngàn phố’ từ một thực trạng rừng đầu nguồn đã cạn kiệt sau khai thác. HEPA được UBND tỉnh Hà tĩnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 50 năm cho Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Vùng Cao (CHESH) tại Quyết định số 1230/QĐUB ngày 05/06/2002.
HEPA phục hồi và duy dưỡng giá trị đa dạng sinh học lưu vực đầu nguồn các dòng sông dựa trên triết lý Phụng dưỡng Thiên nhiên của các tộc người thiểu số lưu vực Mê Kong từ những năm 90s của thế kỷ 20.
Triết lý phụng dưỡng thiên nhiên của các tộc người được HEPA nghiên cứu từ phương thức canh tác truyền thống của các làng, bản, được đúc kết và ứng dụng thực hành tại HEPA Huyền Vi trên cơ sở các nguyên tắc qui hoạch hệ thống và thiết kế chi tiết từ bản đồ địa hình và lát cắt sinh thái theo từng mục tiêu, chức năng và phương thức canh tác của từng khu vườn.
Hiện tại HEPA Huyền vi có 5 khu vườn với 5 chức năng canh tác và 5 mục tiêu:
-
Vườn Huyền Vi: Hồi phục và duy dưỡng tập đoàn dược liệu, hoa, củ và quả của hệ sinh thái vùng Thượng Hương sơn vì mục tiêu tâm linh;
-
Vườn Thượng Uyển: Hồi phục và phát triển tập đoàn rau, cây có múi, củ và quả địa phương, các loài gia cầm bản địa và các sản phẩm từ rừng hướng tới tự chủ về sinh kế sinh thái hộ gia đình;
-
Vườn Linh Mộc: Hồi phục và phát triển nghề truyền thống: rèn, mộc, đan, thêu, dệt, nhuộm màu tự nhiên hướng tới văn hóa canh tác sinh thái;
-
Vườn Ẩm thực Văn hóa Sinh thái: Thực hành và hoàn thiện chu trình thu hái, lưu giữ, chế biến và đưa vào sử dụng các sản phẩm Sinh thái với 10 định[1] chuẩn của phương thức canh tác sinh thái:
-
Vườn Giác ngộ: Hướng tới hồi phục và lưu giữ tập đoàn giống cây, con bản địa từ các bản/làng của các quốc gia lưu vực Mê Kong – nơi HEPA đồng hành từ những năm 90s của thế kỷ trước.
Tải về để xem chi tiết!
[1] Năm đặc tính cốt lõi của Hệ sinh thái: 1) Đa dạng; 2) Đặc thù; 3) Tương tác; 4) Thích nghi; 5) Bền vững. Năm tiền tố tiên quyết của cộng đồng/làng/ bản/buôn/sóc/ ploi: 1) Quyền hợp pháp về đất rừng; 2) Quyền tín ngưỡng trên các cánh rừng thiêng; 3) Quyền phát triển tri thức tộc người trong phương thức canh tác; 4) Quyền thực hành và duy dưỡng giống địa phương; 5) Quyền đồng quản trị giữa các khu vườn láng giềng.