SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
Kết nối
Tạo quyền
Lựa chọn
Hành động
Giải pháp
   Quản trị minh bạch
Quản trị minh bạch
Sinh kế Sinh thái Bền vững và Chủ quyền Lương thực
Diễn tiến nào trong hệ thống lương thực và nông nghiệp của Việt Nam đang đe dọa đa dạng sinh học, môi trường và chủ quyền của nông dân và các cộng đồng bản địa? 
 
Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thị trường trong cuộc tìm kiếm và chạy đua không ngừng nghỉ nhằm đạt được mức tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên đang bị phá hủy một cách nhanh chóng. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở Việt Nam, rõ rệt nhất là trong việc mở rộng nộng nghiệp công nghiệp tại những vùng trước đây đã giữ được hệ sinh thái nguyên tác bởi những cộng đồng nông thôn theo phương thức canh tác truyền thống (phi công nghiệp). Khi những công nghệ nông nghiệp mới đang lấn át trên những lãnh thổ này, các cộng đồng làm nông nghiệp truyền thống nơi đây đang phải gánh chịu những hình thức chiếm đoạt đất đai mới và sự phá hủy về văn hóa và sinh kế. LISO cho rằng các hệ thống nông nghiệp truyền thống này cần phải được bảo vệ, giữ gìn và củng cố để trở nên mạnh mẽ hơn, không chỉ cần thiết cho những cộng đồng bản địa đang sống dựa vào các hệ thống nông nghiệp này mà còn cho những ai mong muốn học được những bài học quan trọng, sự minh triết và tri thức bản địa mà họ đang nắm giữ để quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững. Đây không chỉ là vấn đề về công bằng xã hội trước thực trạng đa dạng sinh học và văn hóa bị phá hủy nghiêm trọng bởi tiến trình công nghiệp hóa, đây là vấn đề sống còn của muôn loài!
 
Các hệ thống nông nghiệp sinh thái truyền thống tồn tại hàng trăm năm không chỉ nuôi sống những cộng đồng sống ở vùng núi cao và còn cả những người dân sống ở vùng thấp nhờ nguồn dinh dưỡng quý giá từ hệ sinh thái vùng cao bền bỉ chảy theo những dòng nước trong mát xuống những ruộng lúa dưới thung lũng đang bị đe dọa bởi làn sóng nông nghiệp công nghiệp. Đây là kiểu nông nghiệp chạy theo lợi nhuận bằng cách khai thác cưỡng bức các sản phẩm nông nghiệp từ đất bằng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, đang hủy diệt các quá trình nông nghiệp sinh thái vốn đem lại sự sống cho muôn loài, được gìn giữ và nuôi dưỡng qua nhiều thế kỷ dưới hình thức nông nghiệp truyền thống. Để lấy chỗ cho các doanh nghiệp công nghiệp trồng độc canh cây công nghiệp, các nhà máy chế biến và xây dựng công trình thủy điện, những vùng rừng tự nhiên và vùng đất dốc rộng lớn trước đây được sử dụng để nuôi sống những cộng đồng địa phương, nay đang bị biến thành nơi sản xuất thức ăn gia súc, nhiên liệu sinh học, hay hệ thống thâm canh nông nghiệp để chế biến thịt, sữa đã được khoa học chứng minh là hình thức hủy hoại môi trường và lãng phí nhất trong tất cả các hình thức sản xuất lương thực, thực phẩm.

Tải về để xem chi tiết!
In trang Tải về Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
EXECUTIVE SUMMARY FOR EVALUATION OF THE CONTINUED PROPOSAL ON MECO-ECOTRA 2013-2014 (07/08/2014)
Những thông tin cần thiết cho những ai muốn trải nghiệm tại HEPA (05/01/2018)
Những Điều và Điểm góp ý bổ sung Luật Lâm nghiệp của Liên minh LISO được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2017. (28/02/2018)
Hội thảo đào tạo Thiết kế Hệ thống Nông nghiệp Sinh thái và Thực hành Sử dụng Năng lượng Mặt trời từ 20 đến 30 tháng 7 năm 2018 ở HEPA (22/06/2018)
Qui Hoạch Hệ thống Canh tác Nương tựa Ngôi nhà Sinh thái - Nguyên tắc Thiết kế chi tiết (03/08/2018)
TỌA ĐÀM: XÂY DỰNG LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO DỰ ÁN BA ĐẶC KHU KINH TẾ (03/08/2018)
Phản biện Dự Luật ba Đặc khu 6.6.2018 gửi BỘ CHÍNH TRỊ và QH 14 (16/08/2018)
Đề nghị hủy dự án ba đặc khu hành chính Kinh tế ! (16/08/2018)
Trái đất ăm ắp AI - Trí tuệ nhân tạo (17/02/2019)
Quy chuẩn đạo đức trong công việc của Liên minh Liso (05/09/2019)
Tổng hợp 17 Điều do Liên minh LISO tư vấn góp ý kiến đã được chấp nhận trong Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14 (29/10/2019)
Khóa thực thành cơ bản về phương thức canh tác Sinh thái (June 10th – 14th, 2020) (05/06/2020)
Tọa đàm Nông nghiệp Sinh thái của Mạng lưới Nông dân nòng cốt giữa các tỉnh Cao Bằng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum (10/10/2020)
TỌA ĐÀM ''Hệ Sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng. Bảo tồn Nông nghiệp Sinh thái - Phát triển chiến lược giàu hóa dược liệu dưới tán rừng. 28.10.2021. Kon PLong (24/10/2021)
Về tư duy BỎ Quy hoạch và KHSD Đất cấp xã tại Điều 36 Luật đất đai số 45 năm 2013 và tiếp tục lặp lại tại Điều 38. Bản thảo và tờ trình Chính phủ về sửa đổi tháng 7 năm 2022. (23/08/2022)
Xem tiếp
Online: 4
Tổng truy cập: 1180351
Tin nổi bật
Videos
10-28-2021 - 03:10:44
Xem thêm
Kết nối Tạo quyền Lựa chọn Hành động Giải pháp Quản trị minh bạch