SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
Kết nối
Tạo quyền
Lựa chọn
Hành động
Giải pháp
   Quản trị minh bạch
Quản trị minh bạch
Quy chuẩn đạo đức trong công việc của Liên minh Liso
Giới thiệu 
Liên minh Chủ quyền sinh kế (LISO) gồm 7 tổ chức khoa học công nghệ: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Năng lực Phụ nữ Dân tộc (TEW) 1994, Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Vùng cao (CHESH) 1999, Trung tâm Nghiên cứu Kiến thức Bản địa và Phát triển (CIRD) 2000; Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã Hội (SPERI) 2006; Trung tâm Tư vấn Quản lý Bền vững Tài nguyên và Phát triển Văn hóa Cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) 2006, Viện Tư vấn Phát triển (CODE) 2007 và Viện Phát triển Doanh nhân Cộng đồng (CENDI) 2015. Các thành viên thuộc Liên minh LISO cùng đồng cảm và đồng hành với triết lý Phụng dưỡng Thiên nhiên của các tộc người bản địa. Qui chuẩn Đạo đức trong công việc của Liên minh LISO nhằm duy dưỡng và giàu hóa minh triết, luật tục và chuẩn mực ứng xử của các tộc người đối với các dạng tài nguyên thiên nhiên thông qua hành trình hợp tác, học hỏi và đồng hành với cộng đồng các tộc người thiểu số lưu vực Mê kong. 
Mục đích và Đối tượng áp dụng  
Quy chuẩn Đạo đức trong công việc của Liên minh LISO hướng tới điều chỉnh hành vi trong tư duy, trong cách tiếp cận các tộc người để đạt được hệ giá trị hồn cốt và các cam kết với cộng đồng đối với mọi cá nhân đang làm việc tại các tổ chức thành viên của Liên minh LISO và những người đang hoạt động nhân danh các tổ chức này.    
Tầm nhìn 
Liên minh LISO hướng tới thúc đẩy các cộng đồng DTTS tự chủ, tự quyết, sống hài hòa với thiên nhiên, duy trì những giá trị truyền thống về tình đoàn kết cộng đồng và phụng dưỡng thiên nhiên. Tầm nhìn ấy được dựa trên 5 quyền cơ bản của Chủ quyền Sinh kế: 1) Quyền tiếp cận công sản rừng, nước và không khí (cơ bản); 2) Quyền nuôi dưỡng và thể hiện tín ngưỡng thờ phụng thiên nhiên (đặc thù); 3) Quyền thể hiện tri thức, phong tục tập quán và lối sống theo bản sắc văn hóa (thực hành); 4) Quyền được chủ động, sáng tạo để quyết định phương thức canh tác theo giá trị riêng của cộng đồng (tổng thể); 5) Quyền được đồng quản trị tài nguyên thiên nhiên với cộng đồng xung quanh và chính quyền địa phương (chiến lược) và 5 đặc tính tốt lõi của Hệ sinh thái: 1) Đa dạng; 2) Độc đáo; 3) Tương tác; 4) Thích nghi; 5) Bền vững. 
Giá trị 
Phụng dưỡng thiên nhiên: Chúng tôi tôn trọng sâu sắc những giá trị của các cộng đồng DTTS đối với thiên nhiên – Mẹ của muôn loài và ủng hộ thái độ ứng xử đặc biệt trong đời sống sinh kế sinh thái hàng ngày nhằm nuôi dưỡng các chức năng của hệ sinh thái. Năng lực tự quyết: Chúng tôi hiểu rằng tất cả các cộng đồng đều có quyền lựa chọn con đường đi cho riêng mình về văn hóa, sinh thái, xã hội, kinh tế.  
Văn hóa tôn trọng: Chúng tôi tôn trọng minh triết, phong tục tập quán, tri thức và chuẩn mực của các cộng đồng DTTS trong phụng dưỡng thiên nhiên.  
Tâm trạng thanh thản của cộng đồng: Chúng tôi cảm nhận sâu sắc và đồng cảm cùng phong cách thanh thản của cộng đồng trên nền tảng tinh thần phụng dưỡng thiên nhiên hơn là sự bon chen vật chất.  
Tính bình đẳng: Chúng tôi làm việc vì một xã hội công bằng, trong đó tất cả mọi người đều được tôn trọng một cách bình đẳng, nhờ đó các nguyên nhân gây ra nghèo cấu trúc sẽ được cải thiện và tự mất đi.  
Nguyên tắc: 
Văn hóa dân chủ: Chúng tôi đảm bảo rằng những người dân mà chúng tôi phụng sự được tham gia vào toàn bộ quá trình, bắt đầu từ phân tích vấn đề, nguyên nhân, hậu quả và kết thúc bằng các giải pháp để giải quyết các vấn đề của chính cộng đồng thông qua cách tiếp cận theo chương trình;   
Đoàn kết cộng đồng: Trong quá trình làm việc cùng với các cộng đồng DTTS – những người đang vật lộn để duy trì chủ quyền sinh kế và hệ thống canh tác sinh thái, chúng tôi luôn học cách làm thế nào để trở thành thành viên của một cộng đồng đoàn kết và bình đẳng, để được cộng đồng luôn mở lòng chào đón và tay trong tay đồng hành cùng họ.  
Tính tự nguyện: Chúng tôi khuyến khích thái độ tự nguyện làm việc để phụng sự cộng đồng – những người thiếu cơ hội được tham gia vào quá trình ra quyết định, coi việc phụng sự cộng đồng là mối ưu tiên hàng đầu đã trở thành văn hóa và chuẩn mực ứng xử của Liên minh LISO.   
Bản lĩnh cam kết  
Học cách tăng cường sức mạnh về tổ chức và thể chế của cộng đồng DTTS, bảo vệ phẩm giá và sự đa dạng văn hóa của các tộc người.    
Học cách củng cố, giữ gìn giá trị minh triết, luật tục và tri thức của cộng đồng DTTS trong duy trì đa dạng sinh thái trong ngôi nhà sinh thái của các tộc người.   
Học cách thúc đẩy phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng, sự tham gia của người dân là nền tảng cốt lõi trong mọi hoạt động của tổ chức nhằm tăng cường sự tự tin của người dân địa phương trong việc ra quyết định để thực hành quyền tự quyết của cộng đồng.    
Học cách duy dưỡng và giàu hóa mối quan hệ giữa các thành viên trong Liên minh LISO với mạng lưới nông dân nồng cốt qua các thế hệ của các tộc người  để thiết lập kho tàng minh triết, hiểu biết và chuẩn mực ứng xử với môi trường và thiên nhiên ngày một tốt hơn, sâu sắc hơn. 
Chuẩn mực ứng xử  
Chúng tôi mong đợi những chuẩn mực ứng xử của các tổ chức thành viên trong Liên minh LISO phù hợp với các giá trị, nguyên tắc và cam kết của Liên minh LISO đã nêu trên. Những chuẩn mực ứng xử này áp dụng cho mọi thành viên đang làm việc chính thức hay tạm thời, thực tập sinh, chuyên gia tư vấn, tình nguyện viên thuộc Liên minh LISO.  
Qui chuẩn đạo đức trong ứng xử và hành xử tại cộng đồng các tộc người đều nhằm hướng tới quyền sở hữu của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên, tri thức tộc người và tập đoàn giống của các tộc người đã và đang được quản trị theo minh triết, phong tục, tri thức và chuẩn mực của các cộng đồng này.    
Trong quá trình tìm kiếm hợp tác với các tổ chức khác, các tổ chức thành viên của Liên minh LISO phải đảm bảo rằng các tổ chức đối tác và người đại diện của họ hiểu và ủng hộ tầm nhìn, giá trị, nguyên tắc, cam kết của Liên minh LISO.  
Các nghiêm cấm đặc biệt khi thi hành công vụ
1. Tham nhũng thời gian, cố ý lạm dụng và lãng phí tài sản công của tổ chức;
2. Xuyên tạc triết lý, cố tình gây mất đoàn kết nội bộ, lơ là tính trách nhiệm đối với tổ chức, với cộng đồng và đồng nghiệp;
3. Giấu diếm, che đậy, dối trá và các hành vi gây tắc trách khi thi hành công vụ;
4. Cố tình xúc phạm tới phẩm giá của người dân trong cộng đồng, của đồng nghiệp trong tổ chức và với các đối tác hợp tác;
5. Hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng các chất kích thích; 
6. Mua, bán các loài động và thực vật quí hiếm; 
7. Sử dụng các sản phẩm bằng nhựa. 
Mọi cá nhân và tổ chức làm việc tại Liên minh LISO vi phạm các nguyên tắc, ứng  xử và cam kết qui định tại bộ qui chuẩn này phải tự chịu trách nhiệm trước luật của các tổ chức thành viên và luật pháp hiện hành của nhà nước Việt nam. 

Tải về để xem chi tiết!
 
 
 
In trang Tải về Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
EXECUTIVE SUMMARY FOR EVALUATION OF THE CONTINUED PROPOSAL ON MECO-ECOTRA 2013-2014 (07/08/2014)
Những thông tin cần thiết cho những ai muốn trải nghiệm tại HEPA (05/01/2018)
Những Điều và Điểm góp ý bổ sung Luật Lâm nghiệp của Liên minh LISO được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2017. (28/02/2018)
Hội thảo đào tạo Thiết kế Hệ thống Nông nghiệp Sinh thái và Thực hành Sử dụng Năng lượng Mặt trời từ 20 đến 30 tháng 7 năm 2018 ở HEPA (22/06/2018)
Qui Hoạch Hệ thống Canh tác Nương tựa Ngôi nhà Sinh thái - Nguyên tắc Thiết kế chi tiết (03/08/2018)
TỌA ĐÀM: XÂY DỰNG LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO DỰ ÁN BA ĐẶC KHU KINH TẾ (03/08/2018)
Phản biện Dự Luật ba Đặc khu 6.6.2018 gửi BỘ CHÍNH TRỊ và QH 14 (16/08/2018)
Đề nghị hủy dự án ba đặc khu hành chính Kinh tế ! (16/08/2018)
Trái đất ăm ắp AI - Trí tuệ nhân tạo (17/02/2019)
Tổng hợp 17 Điều do Liên minh LISO tư vấn góp ý kiến đã được chấp nhận trong Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14 (29/10/2019)
Khóa thực thành cơ bản về phương thức canh tác Sinh thái (June 10th – 14th, 2020) (05/06/2020)
Tọa đàm Nông nghiệp Sinh thái của Mạng lưới Nông dân nòng cốt giữa các tỉnh Cao Bằng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum (10/10/2020)
TỌA ĐÀM ''Hệ Sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng. Bảo tồn Nông nghiệp Sinh thái - Phát triển chiến lược giàu hóa dược liệu dưới tán rừng. 28.10.2021. Kon PLong (24/10/2021)
Sinh kế Sinh thái Bền vững và Chủ quyền Lương thực (25/10/2021)
Về tư duy BỎ Quy hoạch và KHSD Đất cấp xã tại Điều 36 Luật đất đai số 45 năm 2013 và tiếp tục lặp lại tại Điều 38. Bản thảo và tờ trình Chính phủ về sửa đổi tháng 7 năm 2022. (23/08/2022)
Xem tiếp
Online: 1
Tổng truy cập: 1169182
Tin nổi bật
Videos
10-28-2021 - 03:10:44
Xem thêm
Kết nối Tạo quyền Lựa chọn Hành động Giải pháp Quản trị minh bạch