Từ khóa
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nươcs cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”-
Đại diện Chủsở hữu về Đất đai, Điều 69 và Điều 53. Hiến pháp 2013
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả đạt được cũng như tồn tại cần khắc phục, sửa đổi trong quá trình tổ chức thực thi Luật Đất đai năm 2013, Viện Tư vấn phát triển tiếp tục kiến nghị một số định hướng sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 như sau:
1.Đề nghị xác định rõ quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai đế đảm bảo phù họp với quy định của Hiến pháp năm 2013
Toàn bộ chương II về quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai của Luật Đất đất đai 2013 là hết sức chung chung, không cụ thể. Bởi vì Nhà nước chúng ta bao gồm ba cơ quan là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Do đó, Luật phải quy định rõ ở chương II là trách nhiệm của cơ quan nào của nhà nước chứ không phải là nhà nước chung chung.
Chúng ta biết rằng đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước con người, con người chỉ có thể biến đất xấu thành đất tốt, biến đất chưa sử dụng được thành đất sử dụng được, chứ con người không thể tạo ra đất đai mới. Chính vì vậy việc xác định đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý là hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Tư tưởng Bác Hồ. Cá nhân chỉ có quyền sỡ hữu, định hoạt phần giá trị tăng lên của đất đai trong quá trình sử dụng chứ tuyệt nhiên không được định đoạt, sở hữu tư nhân về đất đai.
Hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoảng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý
Vì vậy, cơ quan nhà nước đại diện chủ sỡ hữu đất đai phải là cơ quan nhà nước đại diện cao nhất của nhân dân, do nhân dân bầu ra, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, theo cơ chế tập thể, đó phải là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chỉ có Quốc hội “là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ”, mới đúng, đủ và tuân thủ kỷ cương và phép nước của pháp luật, thay nhân dân làm đại diện chủ sỡ hữu và thống nhất quản lý đất đai.
Theo quy định của Hiến pháp thì
“Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan thừa hành pháp luật của Quốc hội”. Chính phủ hoạt động theo chế độ
“thủ trưởng”, do vậy,
việc giao cho Chính phủ đại dỉện chủ sở hữu về đất đai là không phù hợp với loại tài sản đạc biệt thuộc sở hữu toàn dân.
Chỉ có Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất và xuyên suốt từ mỗi người dân (Hội đồng Nhân dân xã) đến toàn bộ nhân dân trên cả nước (Quốc hội) mới có đủ tư cách để đại dỉện chủ sở hữu đất đai, mới có quyền quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quyết định mục đích sử dụng đất; quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất; quyết định giá đất; quyết định trao quyền sử dụng đất cho ngườỉ sử dụng đất; quyết định chính sách tài chỉnh về đất đai; quy định quyền và nghĩa yụ của người sử dụng đất.
Quốc hội hoạt động theo cơ chế tập thể, do đó sẽ không có hiện tượng lợi dụng chế độ một thủ trưởng để vi phạm pháp luật về đất đai như hàng loạt quan chức từ Trung ương đến địa phương như trong thời gian vừa qua.
Chính vĩ vậy, chúng tôi kiến nghị thay đổi các quy định pháp luật liên quan để chuyển chức năng đại diện chủ sỡ hữu đất đai từ cơ quan Chính phủ sang cơ quan Quốc hội, đặc biệt khỉ đất nước đã chỉnh thức tuyên bố chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tải về để xem chi tiết!